Chủ đề 1 : Tổng quan tình hình năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. 
Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. 
Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời.
Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông thôn.

Tổng quan tình hình năng lượng tái tạo tại Việt Nam 2016-2020:

Năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu cả năm ước đạt gần 237,561 tỷ kWh, tăng 3,43% so với năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2016 -2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ước đạt 1.049,3 tỷ kWh, tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn là 8%. Chương trình phát triển lưới điện thông minh được triển khai rộng rãi đã giúp nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện ngày càng tốt hơn, tỷ lệ điện năng tổn thất do truyền tải và phân phối giảm từ 7,94% năm 2015 xuống còn xấp xỉ 6,5% năm 2020.
Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, nhiều công trình lớn (trên 1.000 MW) được hoàn thành như Mông Dương 1 công suất 1.000MW (năm 2016); Duyên Hải 1 công suất 1.200MW (năm 2016); Duyên Hải 3 công suất 1.200MW (năm 2017); Vĩnh Tân 4 công suất 1.200 MW (năm 2017).  Đồng thời, đưa điện lưới ra các đảo Phủ Quốc, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cô Tô, Vân Đồn… Tính đến hết năm 2020, tổng công suất của hệ thống điện quốc gia đạt 54.677 MW, tăng 1,32 lần so với năm 2016. 
Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn ở việc khai thác các nguồn Năng lượng tái tạo như: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.

Thủy điện

 Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặt cùng với 3/4 diện tích là đồi núi nên tiềm năng thủy điện là cực kỳ lớn.Tính đến thời điểm hiện tại thủy điện vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu năng lượng tại Việt Nam với hơn 40% tổng công suất điện.Tính đến năm 2015,tổng công suất thủy điện ướt đạt 2300 MW,đến năm 2018 đạt mức 23182 MW.

Với tiềm năng thủy điện ước đạt 38000MW,trong tương lai thủy điện vẫn sẽ tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng,tuy nhiên do các mặt tiêu cực của thủy điện gây ra,hiện tại tỷ trọng của thủy điện đang có chiều hướng giảm.Hiện tại hầu hết các dự án thủy điện lớn đều đã được triển khai và đi vào hoạt động,thủy điện chuyển sang giai đoạn khai thác các dự án vừa và nhỏ.Theo đề án quy hoạch quốc gia do Chính phủ phê duyệt,sản lượng thủy điện nâng lên 21600 MW vào năm 2020,chiếm 29,5%,tăng thành 24600 MW vào năm 2025 nhưng chỉ chiếm 20.5% và đạt 27800 vào năm 2030 nhưng chỉ chiếm khoảng 15%.

Điện gió



Với lợi thế đường bờ biển dài,tiềm năng điện gió của Việt Nam là không thể phủ nhận.Theo tổ chức ESMAP,tổng công suất điện gió tại Việt Nam ước đạt 512 GW,ngoài ra,khoảng 8% diện tích đất liền của Việt Nam có thể cung cấp thêm 110 GW,vượt xa khả năng khai thác của Campuchia và Thái Lan.

Năng lượng mặt trời

  

Tính đến năm 2018,Việt Nam có khoảng 270 sự án điện mặt trời với tổng công suất 17500MW.Đến giữa năm 2019,82 nhà máy điện mặt trời với công suất 4464 MW được đưa vào vận hành,chiếm 8.28% tồng công suất lắp đặt của ngành điện.Tính đến  ngày 31/12/2020,tổng công suất lắp đặt điện gió và điện mặt trời đã đạt tới 16.5 GW,chiếm 25% tổng công suất nguồn điện tái tạo biến thiên.Theo quy hoạch,công suất điện mặt trời đạt 4000MW vào năm 2025 và 12000MW vào năm 2030.

Các dạng năng lượng tái tạo khác

  Bên cạnh gió,thủy điện và mặt trời,Việt Nam còn có tiềm năng phát triển nhiều ngành năng lượng tái tạo khác như:
Năng lượng sinh khối:Phế thải,phụ phẩm,chất thải chăn nuôi....là những nguồn năng lượng sinh khối có sẵn và dồi dào tại một nước nông nghiệp như Viện Nam.Tính đến năm 2018,có tới 38 nhà máy đường ở Việt Nam sản xuất điện với công suất  352 MW,cuối năm 2018 có thêm 10 nhà máy điện sinh khối đi vào hoạt động với công suất 212 MW.Đến năm 2020 đạt 400MW.
Chất thải rắn:Đến cuối năm 2019 có 9MW điện được tạo ra từ chất thải đô thị.Theo đề án quy hoạch hầu hết chất thải rắn sẽ dùng để phát điện trong giai đoạn 2050.
Năng lượng địa nhiệt;Tiềm năng ước tính đạt 300MW.
Năng lượng thủy triều:Trên lý thuyết có thể đạt 10GW.  
Việt Nam đã có một số dự án xây dựng nhà máy điện sinh học đang được triển khai như: Tại miền Bắc, Dự án xây dựng nhà máy điện sinh học Biomass tại khu Rừng Xanh, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư 1.160 tỉ đồng, công suất 40 MW, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2013 với sản lượng điện là 331,5 triệu kWh/năm.

Nhận xét